Khi chọn mua một căn chung cư làm nơi ở, ngoài tiền chi trả cho giá mua chung cư thì người mua còn phải đóng một số khoản phí khác trong quá trình sống tại đó. Đặc biệt, phí bảo trì chung cư là một khoản phí khiến nhiều người thắc mắc. Vì thế, trong bài viết sau đây, Elite Real Estate sẽ cung cấp những thông tin về phí bảo trì chung cư và 5 điều quan trọng mà Quý khách cần biết về loại phí này.

Phí bảo trì nhà chung cư là gì?

Phí bảo trì chung cư là nguồn kinh phí mà chủ sở hữu nhà chung cư đóng góp để bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư, nhằm đảm bảo tính an toàn, vệ sinh và chất lượng của tòa nhà. Khoản phí này được quy định tại khoản 1 Điều 107 của Luật Nhà ở năm 2014.

Định nghĩa pháp luật về phí bảo trì chung cư là gì?
Định nghĩa pháp luật về phí bảo trì chung cư là gì?

Mục đích sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư cho hoạt động gì?

Mục đích sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư chủ yếu để thực hiện các hoạt động bảo trì, duy tu, cải tạo tại tòa nhà chung cư, nhằm đảm bảo tính an toàn, chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng của cư dân trong cả ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, quỹ bảo trì chung cư có thể được sử dụng cho các hoạt động sau:

  • Bảo trì và sửa chữa: Quỹ bảo trì được sử dụng để thực hiện việc bảo trì, sửa chữa các phần chung và cơ sở vật chất của tòa nhà chung cư như hệ thống điện, nước, cửa ra vào, thang máy, hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy, mái, sàn, tường và các phần khác liên quan đến cơ sở vật chất.
  • Duy tu và nâng cấp: Quỹ này cũng có thể được sử dụng để thực hiện các hoạt động duy tu và nâng cấp tại tòa nhà, như cải tạo hệ thống thoát nước, nâng cấp hệ thống an ninh, cải tạo hành lang, sân chung, vườn hoa và các phần cơ sở vật chất khác để đảm bảo tính hiện đại và tiện nghi.
  • Duy trì hệ thống an toàn: Một phần quỹ bảo trì cũng có thể được dành cho việc duy trì hệ thống an toàn của tòa nhà, bao gồm kiểm tra và bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy, cứu hỏa, cổng an ninh, camera giám sát và các yếu tố an toàn khác.
  • Thay thế linh kiện và thiết bị: Khi các linh kiện hoặc thiết bị sử dụng chung tại tòa nhà cần phải được thay thế do hư hỏng hoặc hết tuổi thọ, quỹ bảo trì có thể được sử dụng để mua và thay thế chúng.
  • Bảo dưỡng cảnh quan và môi trường: Quỹ bảo trì cũng có thể dành cho việc duy trì cảnh quan, môi trường xung quanh tòa nhà như: chăm sóc cây xanh, vườn hoa và các khu vực công cộng khác.

Phí bảo trì chung cư chi trả cho việc bảo dưỡng các thiết bị dùng chung
Phí bảo trì chung cư chi trả cho việc bảo dưỡng các thiết bị dùng chung

5 Điều quan trọng về phí bảo trì chung cư

Sau khi tìm hiểu về khái niệm về phí bảo trì căn hộ chung cư, Quý khách cần nắm rõ vững 5 điều quan trọng sau đây khi muốn mua/thuê nhà chung cư.

Hạng mục tài sản sở hữu chung - sở hữu riêng

Như đã đề cập ở trên, phí bảo trì chung cư được sử dụng để duy trì các hoạt động tu sửa, bảo dưỡng, vệ sinh,... các hạng mục tài sản sở hữu chung của tòa nhà. Vậy, hạng mục sở hữu chung và hạng mục sở hữu riêng là gì?

  • Phần sở hữu chung của nhà chung cư: Theo khoản 16 Điều 3 của Luật Nhà ở năm 2014, phần sở hữu chung là những phần diện tích còn lại của căn nhà chung cư nằm ngoài phần diện tích thuộc về quyền sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư. Bao gồm:
    • Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực của tòa nhà.
    • Các trang thiết bị kỹ thuật dùng chung (như hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc,...).
  • Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư: Đây là những phần diện tích nằm bên trong căn hộ hoặc nằm bên trong các phần diện tích khác trong nhà chung cư mà đã được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư. Bao gồm:
    • Không gian bên trong căn hộ.
    • Các thiết bị nội thất có sẵn được sử dụng riêng trong căn hộ

Phí bảo trì chỉ được dùng cho hạng mục tài sản chung trong chung cư
Phí bảo trì chỉ được dùng cho hạng mục tài sản chung trong chung cư

Quy định về trách nhiệm đóng phí bảo trì chung cư

Tại Khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, trách nhiệm đóng phí bảo trì chung cư được quy định như sau:

  • Chủ sở hữu nhà chung cư có nghĩa vụ bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định.
  • Trường hợp hư hỏng phần sở hữu riêng ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác: Chủ sở hữu đó có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng đó. Nếu chủ sở hữu không thực hiện việc sửa chữa, đơn vị quản lý vận hành hoặc người được giao quản lý có quyền tạm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước sinh hoạt đối với phần sở hữu riêng này.
  • Trường hợp hư hỏng phần sở hữu chung trong khu vực thuộc sở hữu riêng: Chủ sở hữu phần sở hữu riêng có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư cùng với đơn vị thi công để sửa chữa những hư hỏng này.

Quy định này trong luật quỹ bảo trì chung cư mang tính chất thúc đẩy sự cộng tác và trách nhiệm của các chủ sở hữu nhà chung cư, nhằm duy trì và bảo vệ tính nguyên vẹn cũng như chất lượng hoạt động của toàn bộ khu nhà chung cư.

Chủ sở hữu căn hộ cần phải hỗ trợ đơn vị sửa chữa phần tài sản bị hư hỏng
Chủ sở hữu căn hộ cần phải hỗ trợ đơn vị sửa chữa phần tài sản bị hư hỏng

Cách tính phí bảo trì chung cư

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật Nhà ở năm 2014, mức phí bảo trì chung cư mà chủ đầu tư dự án và chủ sở hữu căn hộ phải đóng được tính như sau:

  • Chủ đầu tư dự án cần đóng 2% trên tổng giá trị phần diện tích giữ lại (các căn hộ chưa được cho thuê/mua). Ngoài ra, với những phần diện tích đã bán/cho thuê, chủ đầu tư cũng phải đóng 2% trên tổng giá trị căn hộ hoặc giá trị phần diện tích đó. Số tiền này sẽ được tính vào giá bán hoặc thuê mua khi người mua/thuê nhận căn hộ.
  • Đối với người sở hữu căn hộ, nếu kinh phí bảo trì nêu trên không đủ để duy trì hoạt động của tòa nhà thì cần đóng thêm kinh phí bảo trì. Số tiền này sẽ được tính tương ứng với phần diện tích thuộc quyền sở hữu riêng của từng căn hộ và được quy định tùy theo hợp đồng với chủ dự án. Nếu hợp đồng mua bán/thuê căn hộ không có điều khoản về kinh phí bảo trì thì Quý khách sẽ không phải đóng thêm số tiền này.

Ngoài ra, nếu tòa nhà có cả mục đích sử dụng để ở và kinh doanh, kinh phí bảo trì sẽ được chia thành các phần tương ứng với phần sở hữu chung của từng khu chức năng.

Ai là người quản lý phí bảo trì chung cư?

Quản lý phí bảo trì chung cư là một quá trình quan trọng để đảm bảo rằng kinh phí được quản lý một cách hiệu quả, minh bạch. Đối tượng chịu trách nhiệm quản lý phí bảo trì chung cư được quy định tại Luật Nhà ở 2014 bao gồm chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà.

Sau khi thu quỹ bảo trì chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển khoản tiền đó vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm của một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Điều này đảm bảo rằng tiền được quản lý một cách an toàn và có thể sử dụng cho mục đích bảo trì tương lai của tòa nhà chung cư.

Sau 12 tháng kể từ thời điểm tòa nhà được bàn giao và đưa vào sử dụng và có trên 50% căn hộ nhận bàn giao, chủ đầu tư cần phối hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị tòa nhà. Ban quản trị tòa nhà chung cư sẽ có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì chung cư.

Chủ đầu tư và ban quản lý có trách nhiệm cất giữ và sử dụng quỹ kinh phí bảo trì chung cư
Chủ đầu tư và ban quản lý có trách nhiệm cất giữ và sử dụng quỹ kinh phí bảo trì chung cư

Sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư sai mục đích bị xử phạt thế nào?

Phí bảo trì chung cư được đóng bởi các chủ đầu tư và chủ sở hữu để tạo thành một quỹ bảo trì nhằm duy trì và bảo trì các phần sở hữu chung của tòa nhà. Việc sử dụng quỹ bảo trì chung cư sai mục đích là vi phạm hành chính và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 69 của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, hành vi quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng. Như vậy, việc sử dụng sai phí bảo trì chung cư không chỉ gây hậu quả về mặt tài chính mà còn bị xem là vi phạm pháp luật.

Trên đây là những thông tin quan trọng về phí bảo trì chung cư mà Elite Real Estate muốn gửi đến Quý khách. Việc tìm hiểu rõ về những loại phí này trước khi thuê/mua căn hộ sẽ giúp Quý khách có được nơi ở ưng ý, tránh những rủi ro, tranh chấp phát sinh về tài chính. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào hoặc quan tâm đến cá dự án căn hộ chung cư cao cấp, hãy liên hệ với Elite Real Estate ngay để biết thêm chi tiết!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Địa chỉ: Tầng 05, Tòa nhà The Landmark, 5B Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0908.79.9898
  • Email: info@elitere.com.vn

Tin tức liên quan

 

Tin tức liên quan

 

Flowers

DỰ ÁN TIÊU BIỂU

Với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, Elite đã mang đến các dự án đa dạng, phù hợp nhất với nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Luôn hướng đến trải nghiệm và kiến tạo giá trị cho khách hàng, chúng tôi liên tục làm mới chính mình để mang lại những tuyệt tác kiến trúc chất lượng, đầy cảm hứng, giàu tính sáng tạo, bền vững và trường tồn với thời gian.

XEM TẤT CẢ