Có thể khẳng định rằng thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ thứ 4, bắt đầu từ khi Luật Đất đai được ban hành vào năm 1993. Hãy cùng điểm qua các chu k bất động sản mà thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua, nhằm giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về sự biến động của thị trường.

 

Biểu đồ tăng trưởng bất động sản Việt Nam qua từng thời kỳ

Các chu kì bất động sản tại việt nam

Giai đoạn 1993 – 1999

1993-1995: Giai đoạn mở cửa và định hình thị trường

Năm 1993, Quốc hội ban hành Luật Đất đai, mở ra trang mới trong lịch sử thị trường bất động sản Việt Nam. Cùng với đó, giai đoạn 1993-1995 chứng kiến bước khởi đầu quan trọng của quá trình mở cửa kinh tế quốc gia. Đặc biệt, năm 1995 đánh dấu sự kiện quan trọng khi Việt Nam ký kết hiệp ước với Hoa Kỳ và chính thức gia nhập ASEAN.

Những biến động quan trọng này đã thúc đẩy sự chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Điều này không chỉ là một bước ngoặt quan trọng mà còn là nền tảng cho một giai đoạn tăng trưởng mạnh.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm tại Lễ ký kết Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995. (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Năm 1997-1999: Khủng hoảng và suy thoái

Thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998 gây ra những sóng chấn đáng kể trên tình hình kinh tế toàn cầu, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù thị trường bất động sản không chịu ảnh hưởng sâu đậm, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chung vẫn đối mặt với nhiều thách thức, từ số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế đến năm 1998 chỉ ở mức 5,76%, trong khi đó lạm phát năm này lên 9,2%. Điều này gây ra một giai đoạn suy thoái trong thị trường bất động sản. 

Giai đoạn 2000 – 2006

2000-2002: Hội nhập và tăng trưởng

Việt Nam đón mừng thiên niên kỷ mới bằng việc tích cực hội nhập kinh tế. Đặc biệt, sự kiện ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ năm 2001 là động lực quan trọng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2002, GDP của Việt Nam duy trì tăng trưởng ổn định.

Giai đoạn này cũng chứng kiến chủ trương khuyến khích Việt kiều đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, cùng với việc ban hành chính sách giá đất mới, dẫn đến sự tăng mạnh của giá nhà đất, đạt đỉnh vào quý 2/2001. Đồng thời, đây là thời điểm quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của Luật Doanh nghiệp năm 2000 và Luật Đầu tư nước ngoài năm 2001, những động thái quan trọng hỗ trợ việc xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài. Bất động sản bước vào thời kỳ sốt đất đỉnh cao, giá cả đã tăng 2.5 – 3 lần (tương ứng tăng 16.5 – 20.1%/năm).

 

Năm 2001, Việt Nam và Mỹ ký kết hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (Nguồn: Internet)

Năm 2003-2006: Suy thoái

Với sự leo thang không kiểm soát của giá đất khiến lượng giao dịch liên tục tụt dốc kể từ cuối năm 2003. Lượng giao dịch cuối năm 2003 bắt đầu giảm mạnh kéo tỷ lệ giao dịch thành công của cả năm chỉ bằng 28% so với 2002, sang năm 2004 tỷ lệ này đã là 56% và đến năm 2005 vọt lên con số 78%.  

Đi cùng với sự ban hành “Luật Đất đai 2003” là “Nghị định 181” với quy định “dự án phải xây dựng nhà xong mới được bán” đã chấm dứt tình trạng “phân lô bán nền”, kèm với dịch SARS toàn cầu, khiến thị trường bất động sản lâm vào tình trạng suy thoái nặng nề.

Giai đoạn 2007 – 2013

2007 - 2009: Hồi phục và tăng trưởng

Sau bốn năm thị trường trầm lắng, năm 2006 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở đường cho làn sóng đầu tư lớn sau quá trình hội nhập. Thị trường bất động sản bắt đầu phục hồi mạnh mẽ và trải qua một giai đoạn tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2007-2008.

Trong thời kỳ này, giá đất tăng vọt lên cao khoảng 50-70%, không chỉ tạo ra sức ép tài chính cho người mua mà còn đặt ra những thách thức lớn trong việc tiếp cận và sở hữu bất động sản. Đồng thời, năm 2008, làn sóng lạm phát đã tăng đến mức 22%, góp phần làm gia tăng khó khăn trong quản lý và duy trì giá trị của bất động sản.

  

Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy ký Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập WTO. Ảnh: TTXVN

Năm 2009 - 2013: Suy thoái

Sau thời kỳ tăng trưởng, ngành bất động sản của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Hậu quả của khủng hoảng này đã khiến nền kinh tế Việt Nam chìm sâu vào suy thoái. Nhiều doanh nghiệp bất động sản lâm vào tình trạng khó khăn, với nợ xấu gia tăng đáng kể. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, mức lạm phát tăng cao, vượt qua mức 20%, tạo ra thêm áp lực cho nền kinh tế.

Chính phủ đã phải áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng từ năm 2013 nhằm kiểm soát bong bóng bất động sản và đối mặt với vấn đề lạm phát, khiến thị trường bất động sản rơi vào thời kỳ đóng băng từ năm 2011 đến 2013.

 

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 khiến ngàng bất động sản Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề

Giai đoạn 2014 đến nay

2014 - 2018: Tăng trưởng vượt trội

Để vượt qua khó khăn, cơ quan quản lý nhà nước đã áp dụng biện pháp tích cực thông qua việc xây dựng chính sách thúc đẩy thị trường bất động sản. Điển hình là gói tín dụng 30 nghìn tỷ, được triển khai từ 2013, tập trung hỗ trợ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ. Quy định về quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài cũng đã được thông qua, kích thích đầu tư và đưa thị trường bất động sản vào giai đoạn tăng trưởng tích cực, mở ra những thời kỳ triển vọng cho thị trường bất động sản.

 

Trong giai đoạn 2014 – 2018, thị trường bất động sản khởi sắc

Thị trường xuất hiện nhiều loại hình bất động sản mới như shophouse, condohotel, officetel, studio, duplex, penthouse, … Đỉnh điểm vào năm 2018, bất động sản gây sốt hầu khắp mọi miền đất nước.

Năm 2019 – Nay: Suy thoái

Sau thời kỳ phát triển nóng, năm 2018 thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu chững lại và suy thoái. Nguyên nhân chủ yếu đến từ chính sách rà soát pháp lý hàng loạt dự án và chính sách siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.  Giai đoạn 2019 - 2021, đại dịch Covid-19 diễn ra như một cú đánh bồi, khiến thị trường bất động sản trầm lắng trở lại. Thị trường bất động sản xuất hiện sự sụt giảm cả về nguồn cung và số lượng giao dịch.

Theo báo cáo của các công ty tư vấn bất động sản uy tín như CBRE Việt Nam, Savills Việt Nam nguồn cung mới của bất động sản trong năm 2023 đã giảm thấp nhất trong giai đoạn 10 năm qua.Cũng theo dự báo của Savills Việt Nam, từ quý IV/2023, thị trường bất động sản sẽ có những chuyển biến tích cực, đà phục hồi dần thể hiện rõ nét bởi lãi suất đã hạ nhiệt và các ngân hàng đang bắt đầu hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng mua nhà hiệu quả hơn, các chính sách tháo gỡ khó khăn từ Chính phủ đang dần phát huy tác dụng.

Ngoài ra, luật Kinh doanh bất động sản 2023, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025 và thay thế cho Luật Kinh doanh bất động sản 2014 sẽ có những tác động tích cực đáng kể đến thị trường bất động sản Việt Nam.

Lời kết

Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, việc hiểu rõ bản chất và sự vận động của các chu kỳ bất động sản là chìa khóa để các nhà đầu tư xây dựng chiến lược đầu tư và phát triển hợp lý. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều biến động và rủi ro xuất hiện, việc đánh giá và đưa ra quyết định hợp lý là quan trọng để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản trong những năm gần đây.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Tầng 05, Tòa nhà The Landmark, 5B Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0908.79.9898

Email:info@elitere.com.vn

Website:https://elitere.com.vn

 

Tin tức liên quan

 

Tin tức liên quan

 

Flowers

DỰ ÁN TIÊU BIỂU

Với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, Elite đã mang đến các dự án đa dạng, phù hợp nhất với nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Luôn hướng đến trải nghiệm và kiến tạo giá trị cho khách hàng, chúng tôi liên tục làm mới chính mình để mang lại những tuyệt tác kiến trúc chất lượng, đầy cảm hứng, giàu tính sáng tạo, bền vững và trường tồn với thời gian.

XEM TẤT CẢ