Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là trung tâm tài chính quốc gia và được đánh giá xếp hạng là một thị trường tài chính thứ cấp trên bảng xếp hạng Chỉ số Trung tâm Tài chính toàn cầu (Global Financial Centres Index - GFCI).
Theo Ðề án "Phát triển TP Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế", thành phố xác định đến năm 2025 tập trung triển khai bốn chương trình trọng tâm bao gồm: Phát triển fintech, ngân hàng số và thị trường giao dịch tài chính số; Thúc đẩy hội nhập tài chính khu vực cho trung tâm tài chính quốc tế; Phát triển khu tài chính-thương mại Thủ Thiêm với điểm nhấn là lựa chọn mô hình thu hút đầu tư xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế; Phát triển thị trường hàng hóa tại trung tâm tài chính ở thành phố.
Giai đoạn 2021-2025, định hướng phát triển trung tâm tài chính với các nền tảng vững chắc và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trở thành trung tâm tài chính khu vực từ năm 2026 đến 2045. Năm 2030, phát triển trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và được xếp hạng trong nhóm 50 trung tâm tài chính hàng đầu thế giới của Chỉ số GFCI. Năm 2045 nằm trong nhóm 20 trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Trong đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, TP HCM xác định rõ mục tiêu trở thành "hub" (nơi hội tụ) để thu hút các đầu mối, dòng vốn của doanh nghiệp, tư nhân và toàn cầu.Trong đó, hạt nhân là trung tâm tài chính quốc tế đặt tại khu đô thị Thủ Thiêm.
Các chuyên gia cho rằng cần có một văn bản pháp lý với bước đi, lộ trình cụ thể để triển khai ngay dự án, góp phần tạo động lực mới, đột phá mới cho sự phát triển kinh tế TP HCM và cả nước. Đồng thời, quan trọng nhất hiện nay là cần đột phá về thể chế, bao gồm góc độ luật pháp cũng như lộ trình đưa đề án vào triển khai nhanh chóng. Một thể chế đột phá vượt trội có thể giúp trung tâm tài chính này có khả năng cạnh tranh quốc tế và trở thành một điểm đến để các nhà đầu tư lựa chọn.
Bạn đang theo dõi bài viết "Khu đô thị Thủ Thiêm trở thành trung tâm tài chính quốc tế thu hút dòng tiền đầu tư".
Để đọc thêm các bài viết khác, vui lòng truy cập: Link